Muốn bớt thất bại khi ra quyết định, hãy ghi nhớ 3 điều sau!

“Nếu trước đây bạn có thể sử dụng 6 thứ cho một chiếc áo sơ mi thì giờ bạn chỉ có thể làm với 2 hoặc 3”, anh chia sẻ. Công ty chuyển sang những loại vải rẻ hơn và cắt giảm một số cửa hàng. Với những quyết định này, doanh thu bán hàng sụt giảm, khiến Gap phải giảm giá.

Chúng ta đưa ra những quyết định trong cuộc sống cũng như việc kinh doanh hàng ngày. Và nhiều trong số chúng đem lại những hậu quả ngoài ý muốn. Thế giới vốn phức tạp và khả năng dự đoán tương lai kém hơn chúng ta nghĩ. Cách để giảm thiểu các tác động tiêu cực của những hậu quả khôn lường từ các quyết định hoặc tối đa hóa các cơ hội từ chúng là phát triển một hệ thống để suy nghĩ các tình huống xảy ra.

David Silverstein, CEO của công ty chuyên tư vấn nghệ thuật lãnh đạo cho biết ông thường đưa ra 3 cách để suy luận về các tình huống xảy ra trước khi đưa ra những quyết định.

1. Nghi vấn về những con số

Ở trường tôi theo ngành toán học vì vậy những con số là một phần trong tôi nhưng là một người kinh doanh, tôi sẽ nói với bạn một điều khá thú vị: Những con số có thể mang đến sự tín nhiệm mà chúng không xứng đáng như thế. Mọi người sai lầm khi nghĩ rằng “những con số nói như vậy, vì vậy đó phải là sự thật”. Sai hoàn toàn. Số liệu mà bạn có được có thể được gọt dũa, điều chỉnh, sắp đặt nhằm hỗ trợ cho những dự án điên rồ nhất. Đừng thực hiện một dự án chỉ bởi những phân tích chi phí, lợi ích. Như Mark Twain từng nói: “Nói dối, nói dối thậm tệ và những con số thống kê”.

Nhiều hậu quả không lường trước được là kết quả của một chương trình cắt giảm chi phí mà kết thúc lại làm chi phí ngày càng tăng. Thay vào đó, hãy nhìn xa hơn những con số: Liệu những giả định về chúng có ý nghĩa? Chúng có đúng hay không? Những số liệu này đến từ đâu? Ai là người tạo ra chúng? Liệu những người này có thiên vị những con số không? Hay những người tạo ra này có không hiểu hết về chúng?

Muốn bớt thất bại khi ra quyết định, hãy nhớ 3 điều sau!

2. Xem xét những khía cạnh vô hình

Khi các công ty đưa ra quyết định lựa chọn các nhà cung cấp rẻ nhất hoặc các cấu thành chi phí thấp nhất, họ đang tiết kiệm tiền. Đó là một lợi ích hữu hình. Nhưng khi làm như vậy, họ có thể bỏ ra những chi phí vô hình, chẳng hạn như chi phí về danh tiếng của thương hiệu nếu sản phẩm bị lỗi xuất phát từ phần chi phí thấp. Nếu bạn kiểm tra các con số trên những chi phí, bạn có thể thấy rằng đôi khi những lựa chọn giá thấp lại gặp một số vấn đề, chẳng hạn như tay nghề kém, vật liệu chất lượng kém hoặc một nhà cung cấp bên bờ vực phá sản.

Khi tăng trưởng của hãng bán lẻ quần áo Gap Inc. chững lại trong những năm 2000, công ty này quyết định có một CEO mới, người hứa cổ đông ông sẽ cắt giảm chi phí. Điều đó dường như để giúp dòng dưới cùng của bảng kế toán khá hơn cho đến khi dẫn tới những tác dụng phụ âm ỉ. Một cựu nhân viên thiết kế Gap cho biết những nguyên vật liệu, phụ kiện để sản xuất ra sản phẩm nhiều họa tiết đều được cắt giảm. “Nếu trước đây bạn có thể sử dụng 6 thứ cho một chiếc áo sơ mi thì giờ bạn chỉ có thể làm với 2 hoặc 3”, anh chia sẻ. Công ty chuyển sang những loại vải rẻ hơn và cắt giảm một số cửa hàng. Với những quyết định này, doanh thu bán hàng sụt giảm, khiến Gap phải giảm giá.

3. Thử nghiệm và mô hình

Đôi khi những con số chính xác và không ai có thể xác định được những bất lợi vô hình. Nhưng điều đó không có nghĩa là hậu quả khôn lường không lẩn trốn đâu đó. Những thử nghiệm và mô hình hóa là một cách tốt để tìm những hậu quả tiềm ẩn và kiểm tra các ý tưởng trước khi triển khai trên quy mô đầy đủ.

Ví dụ, tốc độ tăng trưởng của khu vực đô thị dẫn tới việc tăng nhiệt độ không khí ở những vùng đó. Để chống lại cái nóng thêm vào trong vùng khí hậu vốn nóng, các chuyên gia đề nghị sơn tất cả những mái nhà màu trắng. Đó dường như là một ý tưởng tốt vì màu trắng phản chiếu ánh sáng chứ không phải hấp thụ nó với giả định rằng chiến lược này sẽ làm giảm nhiệt độ xung quanh so với những màu tối.

Không ngạc nhiên, đó là chính xác những gì đã xảy ra: “Chúng tôi thấy rằng việc nâng cao hệ số phản xạ của các tòa nhà bằng cách sơn mái nhà màu trắng là một cách hữu hiệu làm giảm nhiệt độ trung bình cao hơn do việc mở rộng đô thị,” Matei Georgescu, trợ lý giáo sư tại trường khoa học địa lý và kế hoạch đô thị ASU cho biết.

Vấn đề là, việc tăng phản xạ cũng ảnh hưởng đến lượng mưa. Những tòa nhà tối có thể đã tạo ra một hiệu ứng hấp thụ nhiệt nhưng nó cũng khiến không khí nóng từ đó dẫn tới mây và mưa. Trong thực tế, Georgescu và nhóm của ông phát hiện ra rằng mái nhà sơn trắng dẫn đến giảm đáng kể lượng mưa. Đó không phải là tin tốt cho các môi trường khô hạn như Arizona, nơi thí nghiệm này được tiến hành.

Trong ngắn hạn, thay đổi một thứ gì đó có thể dẫn đến những thay đổi bất ngờ lên những thứ khác. Do đó tốt hơn là thử nghiệm nhỏ trước sau đó quan sát những hậu quả khôn lường nhỏ xảy ra sau đó. Lập luận mái trắng sẽ làm giảm nhiệt là không thể công kích và trong thực tế, chính xác. Nhưng lập luận này không đi đủ xa khi được thử nghiệm và thấy các tác dụng phụ. Những thử nghiệm có thể giúp chúng ta tìm ra được những kết quả bất lợi trước khi chúng vượt ra ngoài tầm kiểm soát.

Related posts:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *